Thursday, October 6, 2016

Craft of Translation 08

Flu is a scary thing. You just cannot sleep with it. For the night is dark and full of terrors. Terrors run out in streams, from your nose. And you can do nothing about it.
Và vì mất ngủ nên tôi đành ngồi viết mấy dòng.
Một định nghĩa thông thường về dịch thuật hẳn sẽ đại khái là “chuyển văn bản từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.” Người cẩn thận sẽ bổ sung “và giữ nguyên ý nghĩa của bản gốc.” Riêng tôi thì muốn thêm “với số chữ ít nhất.”
Một điều đáng ngạc nhiên là không nhiều người ý thức được tầm quan trọng của tiêu chí này. Hồi còn Facebook, đôi khi tôi vẫn tạt vào một thread nào đó và góp ý rằng câu dịch có thể gọn hơn, và demo tại chỗ một version ngắn hơn từ 10-30% bản cũ. Phản ứng của dịch giả lẫn độc giả nói chung là lịch sự cảm ơn, nhưng qua cách trả lời tôi ít khi thấy họ thật sự cảm nhận được sự khác biệt. This makes me scratch my head (a lot).
Trường hợp này, nếu có gì có thể tạm so sánh với văn bản thì đó là vải hoặc giấy. Một tiêu chí quyết định chất lượng của ga trải giường là  mật độ sợi (đo bằng tpi – thread per inch). Nói chung mật độ càng cao, ga càng mịn và bền (có thể đọc thêm ở đây). Giấy in dùng văn phòng có định lượng từ 70-80 gsm (gram per square meter). Giấy viết thư loại xịn từ 100-120 gsm (cao hơn thì là bìa, là thiệp rồi). Văn cũng vậy, nói chung càng cô đọng (higher density) thì càng hiệu quả. Không phải ngẫu nhiên mà một nguyên tắc quan trọng  của cuốn Elements of Style lừng danh là “Omit needless words.” Và nguyên tắc này có thể áp dụng cho cả viết lẫn dịch.
Thật ra dịch ngắn và lược bỏ chữ thừa là điều tôi đã nói không chỉ một lần, nhưng vẫn cảm thấy cần nhắc lại bằng một entry riêng.
Có điều trước khi nói về chuyện nên tỉnh lược ra sao, tôi muốn nói về chuyện khi nào thì không nên tỉnh lược. Trong chín mươi phần trăm trường hợp, tỉnh lược là giải pháp đúng. Còn lại thì không. Ta không nên (và không thể) tỉnh lược khi:
(i) Viết câu dài, phức tạp là phong cách của tác giả. Chẻ nhỏ một câu phức dài nửa trang của Rushdie thành nhiều câu đơn chính là cách hành quyết ông hay nhất mà một kẻ ủng hộ lệnh Fatwa có thể nghĩ ra.
(ii) Cách diễn đạt bất bình thường thể hiện cá tính của nhân vật. Trẻ con chẳng hạn, có lối tư duy khác người lớn, cách suy nghĩ, quan sát và kể chuyện cũng khác. Bởi vậy gò ép bản gốc thành những câu văn chuẩn mực và gọn ghẽ sẽ là lựa chọn sai lầm.
(iii) Nhạc tính và sự nhịp nhàng của bản gốc gắn liền với cấu trúc và độ dài của câu văn. Cái này thực ra có thể ghép với (i) thành khi tác giả cố ý/có dụng tâm kỹ thuật/nghệ thuật khi viết như vậy. Nhưng tôi muốn tách nó ra riêng.
Truyện kiếm hiệp hay có chi tiết một cao thủ nhảy từ thuyền lên bờ nhưng không tới. Trong cơn nguy cấp y bèn mượn lực từ một cây sào trúc/một chiếc lá sen nổi trên sông và nhẹ nhàng đáp xuống bờ bên kia. Trong dịch đôi khi gặp những chữ như vậy – tưởng là bỏ đi được, nhưng nếu bỏ đi thì… tủm.
Một ví dụ như vậy chính là chữ của trong “Những đứa con của nửa đêm.” Vì sao thì các bạn có thể đọc ở đây (thật ra lời giải thích của Rushdie cũng chỉ điểm tới là dừng, để người đọc tự nghĩ thêm).
Trở lại với tỉnh lược. Có ba loại tỉnh lược. Loại thứ nhất là chữ thừa. Đây chủ yếu là hệ quả của việc dịch word by word.
Một” và “những dấu vết của việc máy móc dịch a/an hoặc danh từ số nhiều.
I saw a man walking a dog on the street.
Cách dịch lỗi điển hình sẽ là:
Tôi thấy một người đàn ông dắt một con chó đi dạo trên phố.
Cách dịch tốt hơn sẽ là:
Tôi thấy một người đàn ông dắt chó đi dạo trên phố.
Rõ ràng “một con” ở đây là thừa, vì theo lẽ tự nhiên chúng ta sẽ phán đoán rằng chỉ có một con chó, hơn nữa số lượng chó (1) trong trường hợp này không có ý nghĩa gì quan trọng để buộc phải dịch. Ta chỉ nên dịch khi số từ có ý nghĩa nhất định – ví dụ mọi khi ông ta dắt hai con, hôm nay chỉ còn một con.
Nếu căn cứ theo ngữ cảnh mà giới tính của nhân vật cũng không quan trọng thì thậm chí ta còn có một câu ngắn hơn:
Tôi thấy một người dắt chó đi dạo trên phố.
Sở hữu cách (của)
Madritsch and Titsch drank their coffee quickly and excused themselves.
Nhiều người sẽ máy móc dịch chữ their thành của họ. Đâu cần thiết, vì không lẽ họ lại uống cà phê của người khác?
Madritsch và Titsch mau chóng kết thúc ly cà phê và cáo lui.
Ngoài ra, việc có quá nhiều “của” cũng khiến mạch văn lủng củng. Ta không bắt buộc phải dịch tất cả những his/her/their và nhất là of thành của. Inhabitants of the earth không nhất thiết phải là cư dân của địa cầu mà có thể là cư dân trên trái đất; students of Harvard không buộc phải là sinh viên của trường Harvard, bỏ “của” đi cũng chẳng chết ai.
“Đã
Một cách bản năng, chúng ta phản ánh thì quá khứ thành chữ “đã.Đôi khi chữ “đã” là không cần thiết. Bản thân ngữ cảnh nhiều khi đủ để ta hiểu ở đây có một chữ “đã” ẩn. Thế chiến thứ hai đã kết thúc năm 1945.
Trùng ngôn
Khi hai vế có cùng chủ ngữ, biến vế thứ nhất thành ngữ động từ sẽ làm câu văn gọn ghẽ hơn.
Dưới đây là một đoạn đầy đủ những lỗi trên:
Những người du kích cưỡi ngựa vào một làng, giữa ban ngày. Họ lôi một viên trưởng làng và con trai ông ta ra khỏi nhà. Họ dùng que sắt quất vào đầu hai người, cho đến khi ngã gục. Rồi họ giết chết dưới đất. Tôi ngồi ở cửa sổ, tôi đã nhìn thấy hết. Trong số du kích, có anh trai tôi. Khi anh vào nhà và muốn ôm hôn tôi – “Em gái!” tôi rú lên… Rồi tôi thành câm. Suốt một tháng, tôi không nói một tiếng.
Anh tôi chết trong chiến tranh… Nhưng nếu anh còn sống, không biết anh sẽ thế nào? Và nếu anh trở về nhà… Tôi không biết… Tôi có nói lại được không?
Tôi bị chấn thương tâm thần vì chiến tranh, mãi mãi…”
Cần gì “những người”? Chữ “họ” ở câu sau đã gián tiếp cho thấy có nhiều du kích. Và cần gì “một”? Ngôi làng này của chính người kể chuyện chứ đâu phải một ngôi làng bất kỳ? Một làng chẳng lẽ có hai trưởng làng mà lại cần “một viên”? Chữ “con trai” đi sau trưởng làng thì cần gì “ông ta”? “Đến khi” là đủ, cần gì “cho” nữa? “Tôi nhìn thấy hết” là đủ, cần gì “đã” nữa? Hai câu cùng chủ ngữ thì có thể bỏ một chữ “anh” đi.
Chỉ cần dụng tâm lưu ý, chữ thừa tương đối dễ phát hiện và dễ sửa, vì từ khi xuất phát ta đã biết mình phải tìm gì. Loại thứ hai khó phát hiện, khó sửa hơn: cấu trúc câu chưa tối ưu, và có thể điều chỉnh lại để tạo điều kiện lược bỏ một số chữ.
Ví dụ câu này:
Cái tường vừa có màu tím, vừa có màu vàng, sàn nhà màu xanh thì thật là thảm hại, chả ăn nhập gì với nhau cả.
Đây là bản dịch nháp của một người bạn, tôi tin rằng bản cuối sẽ chỉn chu hơn, but here’s my two cents:
(Cái) tường vừa tím vừa vàng, sàn lại màu xanh, trông thật thảm hại, chả ăn nhập gì hết.
Hoặc như đoạn này:
“Don’t you know me?” he asked, just like a man --a football star or a violinist—whose sense of his own celebrity has been hurt by a stranger’s failure to recognize him. “I’m Schindler.”
Thay vì vụng về bám sát cấu trúc của bản gốc: sự thất bại của một người lạ mặt trong việc nhận ra mình, ta chuyển phrase này thành một mệnh đề, vừa gọn ghẽ, vừa xuôi tai:
“Cô không biết tôi ư?” ông hỏi, như một ngôi sao bóng đá hoặc một nhạc công vĩ cầm, ý thức về sự nổi tiếng của bản thân bị tổn thương vì người ta không nhận ra mình. “Tôi là Schindler.”
Loại thứ ba, cũng không đơn giản, ấy là khi có thể thay thế một cụm từ bằng một từ khác hàm súc hơn. Phương án này thường là Hán Việt. Lonely and quiet có thể dịch cực gọn thành “cô tịch.” Có điều vẫn cần cân nhắc màu sắc hàn lâm của nó – nếu đây là lời nói của một đứa trẻ thì lại không nên, vì trẻ em khó lòng có vốn từ vựng già nua như thế.
Hay cái tên “Unbearable lightness of being” có thể được Trịnh Y Thư dịch rất đắt thành “Đời nhẹ khôn kham.” Muốn làm được như vậy thì người dịch phải có vốn từ vựng rất rộng, đồng thời ít bị lệ thuộc vào từ điển, vốn thiên về giải nghĩa (làm dài ra) chứ ít khi cô đọng.
Có hai cách để có vốn từ vựng tốt. Cách thứ nhất, mưa dầm thấm lâu, là đọc sách. Cách này thiết tưởng ai cũng biết, tôi không bàn nhiều. Cách thứ hai, tôi tạm gọi là cách “luyện thi,” là đọc từ điển. Một cái thú của tôi là đọc từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, đọc trước khi đi ngủ và khi ngồi toilet. Từ điển của Đào quân giống như một thứ sách điển tích cô đọng, cơ hồ từ mục nào cũng hàm chứa một câu chuyện. Mỗi lần chỉ đọc vài từ, giở ngẫu nhiên như bói Kiều, chán lại bỏ xuống, không cần miễn cưỡng. Hãy tin tôi, đọc từ điển của Đào quân sẽ khiến ta thường xuyên phải ồ à vì những khám phá mới mẻ mà nó mang lại.
Dài quá rồi, tôi lại tạm nghỉ ở đây.